Mẫu báo cáo quan trắc môi trường và những điều cần biết

Các hoạt động kinh doanh sản xuất của dự án đều có phát sinh nguồn ô nhiễm và tác động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh. Vì thế, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần thực hiện một số hồ sơ môi trường. Trong đó có báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Vậy hồ sơ báo có quan trắc môi trường gồm những gì? Cùng Môi trường Lighthouse tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Báo cáo quan trắc môi trường là gì?

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là một trong những hồ sơ pháp lý để doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp và chịu sự theo dõi của cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền. Đây cũng là phương thức để doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường, cũng như bảo đảm quyền lợi của chính công ty.

Nơi tiếp nhận báo cáo quan trắc môi trường

Đối với các cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (đề án bảo vệ môi trường chi tiết) nộp Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đối với các cơ sở thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường (đề án bảo vệ môi trường đơn giản) nộp Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp Quận (huyện).

Vì sao phải báo cáo quan trắc môi trường?

Việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ giúp doanh nghiệp có thể theo dõi quan trắc số liệu của đơn vị mình, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường,giúp cho mỗi doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc bảo vệ môi trường và góp phần ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.

Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Bước 1

Khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.

Bước 2

Xác định nguồn ô nhiễm như khí thải, chất thải,nước thải,… phát sinh.

Bước 3

Thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết;

Bước 4

Liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án hoạt động

Bước 5

Tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.

Bước 6

Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.

Bước 7

Hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT

Bước 8

Gửi ký hồ sơ cho chủ doanh nghiệp

Bước 9

Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt tại địa phương nơi dự án triển khai và hoạt động.

Để biết thêm thông tin chi tiết về quan trắc môi trường định kỳ, quý khách có thể liên hệ Môi trường Lighthouse theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ kịp thời.


Logo
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/
🏘 Trụ sở chính: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Nam: Tầng 4, Toà nhà Lucky House, 262 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Bắc: Tầng 3, Toà nhà Lakeview Nam Hải, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
🏘 Văn phòng miền Trung: 387 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *