Đề án bảo vệ môi trường là việc lập ra các đề án để theo dõi tình hình diễn biến của môi trường xung quanh dự án chưa được thẩm định và có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Song song đó, đề án còn đánh giá mức độ tác động các nguồn ô nhiễm. Từ đó Doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các giải pháp báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cùng môi trường Lighthouse tìm hiểu về quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Kế hoạch bảo vệ môi trường là tên gọi mới được thay thế cho tên cũ Cam kết bảo vệ môi trường được áp dụng chính thức từ ngày 14/2/2015 từ Chính phủ ban hành thông qua nghị định số 18/2015/NĐ-CP
Kế hoạch này được xem là hồ sơ căn cứ pháp lý mà những doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất cần phải thực hiện đúng quy trình để đảm bảo được giảm thiểu tối đa nguồn ô nhiễm môi trường khi đang trong quá trình hoạt động. Vậy hồ sơ này được triển khai như thế nào, quy trình thực hiện ra sao, có cần thay đổi hay không?
Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
Kế hoạch bảo vệ môi trường là bộ hồ sơ pháp lý mang tính ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp cùng với cơ quan môi trường và là một giai đoạn phân tích, đánh giá và dự báo những ảnh hưởng tới môi trường của dự án trong quá trình thực hiện và hoạt động sản xuất. Từ đó mà doanh nghiệp có thể đề xuất được những giải pháp tối ưuu nhất để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công những công trình lớn.
Quy trình thực hiện kế hoạch
– Tham khảo và thăm dò môi trường xung quanh khu vực kinh doanh và sản xuất, cũng như thu thập các số liệu liên quan. Cụ thể là khảo sát môi trường tự nhiên – xã hội có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến dự án.
– Xác định các nguy cơ hoặc nguồn gây ô nhiễm từ công trình dự án: chất thải, khí thải, tiếng ồn,… Tìm hiểu chính xác dòng phát sinh gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.
– Xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm lên nguồn tài nguyên môi trường.
– Đề xuất và đánh giá các giải pháp khắc phục tổng thể, các hạng mục công trình được thực hiện để bảo vệ môi trường.
– Liệt kê các phương án xử lý nước thải, khí thải, các loại chất thải, phương án thu gom và xử lý các loại chất thải từ hoạt động của công trình. Xây dựng các kế hoạch về chương trình quản lý và giám sát môi trường.
– Lập các bản thảo, công văn và hồ sơ bắt buộc phục vụ cho việc phê duyệt dự án.
– Kiểm duyệt và ra quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
Môi trường Lighthouse tự hào là đơn vị có thể đáp ứng lập hồ sơ cho doanh nghiệp. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên đông đảo, cam kết hoàn thành hồ sơ cho doanh nghiệp nhanh và tốt nhất với chi phí rẻ và có nhiều ưu đãi về sau. Nếu có nhu cầu cần tư vấn thêm về quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cũng như muốn báo giá chi tiết. Hãy liên hệ với Môi trường Lighthouse qua địa chỉ sau để được hỗ trợ nhé.
—————————————————————————————-