Sức khỏe là vốn đáng quý nhất của môi trường lao động. Nên bảo vệ sức khỏe của người lao động là một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp. Điều này được quy định bởi chính phủ qua báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ. Để biết thêm thông tin chi tiết về báo cáo quan trắc môi trường lao động. Hãy cùng Môi trường Lighthouse tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Quan trắc môi trường lao động là gì?
Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích chỉ tiêu đo lường các yếu tố của môi trường lao động tại vị trí làm việc của người lao động. Và đối chiếu so với mức yêu cầu từ đó có biện pháp xử lí kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng tránh bệnh nghề nghiệp.
Quan trắc môi trường lao động là việc làm bắt buộc đối với các đơn vị trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng tới người lao động ,không kể quy mô.
Ý nghĩa của việc quan trắc môi trường lao động
- Thông qua quá trình báo cáo quan trắc môi trường lao động, mọi yếu tố của môi trường sẽ được kiểm tra và đánh giá chính xác, khách quan. Và sẽ phát hiện được những yếu tố độc hại tồn đọng trong môi trường và đưa ra hình thức xử lí kịp thời.
- Quan trắc môi trường lao động sẽ gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp. Xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, trong sạch hơn.
- Từ những báo cáo và phân tích, đơn vị sẽ đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Phải có lợi cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thi công, đảm lợi ích cho người lao động. Nếu phát hiện bất cứ khu vực lao động nào có nhiều yếu tố độc hại, các nhà quản lí môi trường sẽ trực tiếp đến kiểm tra và có biện pháp cải tạo.
- Đây là phương pháp để kiểm soát mức độ ô nhiễm và độc hại của môi trường, những số liệu sau quá trình quan trắc sẽ được sử dụng để nghiên cứu về môi trường và sản xuất bền vững sau này.
Các căn cứ pháp luật của báo cáo quan trắc môi trường lao động
- Thông tư 19/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn quán lí vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc. Để đề ra các biện pháp kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc cho người lao động.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về kiểm định an toàn, huấn luyện vệ sinh lao động và quan trắc môi trường.
- Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định nội dung quản lí an toàn vệ sinh lao động.
Đối tượng của báo cáo quan trắc môi trường lao động
- Bệnh viện: vì đặc thù của ngành y tế nên người lao động thường xuyên tiếp xúc với các mối nguy cơ tiềm ẩn như HIV/AIDS, lao, H5N1,…..
- Nhà máy sản xuất: đối với nhà máy người lao động thường xuyên nghe tiếng ồn, tiếp xúc với bụi, các chất hóa học, …
Một số ví dụ về nhà máy sản xuất cần quan trắc môi trường lao động như:
Nhà máy cơ khí, sản xuất gỗ, sản xuất giấy, sợi, xi măng; nhà máy tạo sử dụng nhiệt, lò đốt, lò hơi với nhiệt độ lớn; nhà máy nhuộm vải từ các khu công nghiệp, hay sơn, tẩy và in ấn; nhà máy xi mạ, tẩy rỉ tạo hơi kim loại.
Chỉ tiêu đo lường
- Đo đạc đánh giá các yếu tố vật lý
- Đo đạc, đánh giá vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt).
- Đo đạc, đánh giá chiếu sáng
- Đo đạc, đánh gái bức xạ tử ngoại
- Đo đạc, đánh giá ồn chung, ồn tương đương, ồn phân tích giải tần số, ồn cá nhân
- Đo đạc, đánh giá rung toàn thân, rung cục bộ
- Đo đạc, đánh gái điện từ trường tần số công nghiệp,tần số cao
- Đo đạc đánh giá phóng xạ, tia X
- Đo đạc, đánh giá các chỉ tiêu hóa chất
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc bệnh nghề nghiệp
- Đánh giá tâm sinh lý người lao động và ergonomi
Qua bài viết trên, Môi trường Lighthouse đã gửi đến cho bạn những thông tin cơ bản của báo cáo quan trắc môi trường lao động. Báo cáo quan trắc môi trường lao động đối với doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Để biết thêm nhiều thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin thêm bên dưới.
|
|||||||