Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 46 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Liên quan đến nội dung Vận hành thử nghiệm, tại Điều 31 của Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

Dựa theo Điều 46 của Luật BVMT 2020 có quy định đối tượng thực hiện vận hành thử nghiệm (VHTN) công trình xử lý chất thải là những dự án hoặc cơ sở đã được cấp Giấy phép môi trường (GPMT) và có công trình xử lý chất thải (XLCT) không thuộc đối tượng miễn vận hành thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
Các đối tượng miễn vận hành thử nghiệm (VHTN) công trình xử lý chất thải (quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP): Hồ lắng; Hồ sự cố (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học); Hệ thống thoát bụi, khí thải không có hệ thống xử lý; Hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng; Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn); Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật; Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng công suất nhưng không có thay đổi so với GPMT đã cấp; Công trình xử lý chất thải của cơ sở khi đề nghị cấp điều chỉnh GPMT hoặc cấp lại GPMT nhưng không có thay đổi so với GPMT thành phần hoặc GPMT đã cấp;
Cơ sở đã có GPMT thành phần không phải VHTN công trình XLCT.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CHI TIẾT THỰC HIỆN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
  • Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
  • Căn cứ nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • Căn cứ thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
III. THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
  • Đối với các dự án hoặc cơ sở không thuộc đối tượng ĐTM, thời điểm thực hiện vận hành thử nghiệm sau khi đã hoàn thành xây dựng công trình XLCT và lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc tự động;
  • Đối với dự án hoặc cơ sở thuộc đối tượng ĐTM: thời điểm thực hiện theo quy định của Giấy phép môi trường đã được cấp.
IV. THÔNG BÁO KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
Kế hoạch vận hành thử nghiệm cần gửi cơ quan cấp phép trước thời điểm vận hành thử nghiệm ít nhất 10 ngày (áp dụng đối với dự án/ cơ sở không thuộc đối tượng đtm hoặc dự án/cơ sở thuộc đối tượng đtm nhưng có thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm)
V. THỜI GIAN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
Quy định chi tiết tại khoản 6 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được tính từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm được quy định như sau:
a) Từ 03 đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thời gian vận hành thử nghiệm đối với các dự án khác do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
c) Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn không quá 06 tháng. Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành có thể được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.
VI. QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
1. Quan trắc nước thải (đối với dự án thuộc cột 3 Phụ lục II Nghị định /2022/NĐ-CP)
 * Mẫu tổ hợp: gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau, được trộn đều với nhau;
 * Đánh giá giai đoạn hiệu chỉnh:
   – Thời gian đánh giá: ít nhất 75 ngày;
   – Tần suất quan trắc: tối thiểu 15 ngày/lần (mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra);
   – Thông số quan trắc: thực hiện theo GPMT;
* Đánh giá giai đoạn ổn định:
   – Thời gian đánh giá: 07 ngày liên tiếp;
   – Tần suất quan trắc: 01 ngày/lần (01 mẫu đơn nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày);
   – Thông số quan trắc: thực hiện theo GPMT;
2. 2. Quan trắc khí thải (đối với dự án thuộc cột 3 Phụ lục II Nghị định /2022/NĐ-CP)
∗ Mẫu tổ hợp: được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục hoặc được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo nhanh ở 03 thời điểm khác nhau;
∗ Đánh giá giai đoạn hiệu chỉnh:
    • Thời gian đánh giá: ít nhất 75 ngày;
    • Tần suất quan trắc: tối thiểu 15 ngày/lần (mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra);
    • Thông số quan trắc: thực hiện theo GPMT;
∗ Đánh giá giai đoạn ổn định:
    • Thời gian đánh giá: 07 ngày liên tiếp;
    • Tần suất quan trắc: 01 ngày/lần (mẫu đơn hoặc mẫu liên tục);
    • Thông số quan trắc: thực hiện theo GPMT;
3. Quan trắc nước thải, khí thải (đối với dự án không thuộc cột 3 Phụ lục II Nghị định /2022/NĐ-CP)
    • Quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải
    • Tần suất, thông số quan trắc do chủ dự án tự quyết định
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
Chủ đầu tư trong quá trình VHTN có trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan nhà nước để được kiểm tra, giám sát; thực hiện quan trắc chất thải, lấy mẫu chất thải; ghi nhật ký; đánh giá hiệu quả của công trình XLCT và lập báo cáo kết quả VHTN
VIII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CẤP PHÉP TRONG VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
Trách nhiệm của cơ quan cấp phép đối với dự án hoặc cơ sở xử lý CTNH hoặc có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải thành lập đoàn kiểm tra quá trình VHTN; Đối với dự án hoặc cơ sở khác phải cử công chức kiểm tra thực tế.
Trong trường hợp còn vướng mắc, Quý Khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Công Ty TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường Lighthouse theo Hotline 028.6681.9722. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí liên quan đến quy trình thẩm định DTM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *