Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ là một trong số những hồ sơ quan trọng của doanh nghiệp. Hồ sơ này sẽ giúp cho chính phủ giám sát được công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Làm sao để làm báo cáo này, chắc hẳn có nhiều doanh nghiệp sẽ chưa biết. Để làm rõ hơn, hãy cùng Môi trường Lighthouse tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
- Dự án thuộc đối tượng lập ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường phải có báo cáo công tác BVMT theo quy định.
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp thực hiện theo chế độ báo cáo của quy định BVMT tại KCN.
- Báo cáo công tác BVMT bao gồm: báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại; báo cáo quản lý nhập khẩu phế liệu trong sản xuất; báo cáo quản lý chất thải nguy hại,…
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ có vai trò gì?
- Là HSMT quan trọng cho doanh nghiệp giúp cắt giảm nhiều thủ tục hành chính rườm rà.
- Là HSMT tích hợp nhiều loại báo cáo định kỳ khác nhau, giúp doanh nghiệp thực hiện đồng bộ và thống nhất cho từng loại báo cáo.
- Là HSMT giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
- Là HSMT để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Căn cứ theo Điều 37 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì báo cáo công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo các quy định dưới đây:
Trách nhiệm của chủ dự án báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
- Xác định đối tượng và lập báo cáo công tác BVMT.
- Phải lưu giữ tài liệu liên quan đến báo cáo để cơ quan nhà nước đối chiếu khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Báo cáo được thực hiện định kỳ hằng năm gửi đến cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 1 năm tiếp theo (gửi trước ngày 31/01/2021).
Cơ quan gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
- Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cùng nhiều hồ sơ môi trường tương đương khác.
- Sở TNMT nơi dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Xác định kết quả báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
Kết quả hoạt động công trình, biện pháp bảo vệ môi trường định kỳ
- Đối với công trình xử lý nước thải: thiết kế – vận hành hệ thống, tổng hợp kết quả quan trắc định kỳ và quan trắc tự động liên tục.
- Đối với công trình xử lý khí thải: liệt kê đầy đủ thiết bị, công trình, thiết kế – vận hành hệ thống. Xác định kết quả quan trắc định kỳ, quan trắc tự động liên tục đối với nguồn thải lớn.
Đánh giá về tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, CTNH
- Xác định tình hình chung việc thu gom, vận chuyển CTRSH.
- Thống kê khối lượng, hoặc các thông tin về chủ nguồn thải.
- Lập báo cáo giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTR, CTNH.
Tình hình triển khai công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản:
- Xác định các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đã được xác nhận hoàn thành trong từng kỳ báo cáo.
- Xác định số tiền ký quỹ trong báo cáo và tổng số tiền đã ký quỹ từ thời điểm lập báo cáo.
Báo cáo công tác BVMT đã và đang trở thành hồ sơ không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Vì thế mà các đơn vị không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay mức phạt đối với trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính hàng chục triệu đồng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến công tác bảo vệ môi trường định kỳ mà doanh nghiệp cần phải biết. Để có thể thực hiện đúng và nhanh chóng trong thời gian tới. Để nhận được sự hỗ trợ, hãy liên hệ với Môi trường Lighthouse qua thông tin bên dưới.
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
☎ 0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/