Sự cần thiết của kiểm toán môi trường là gì? và việc vận dụng kiểm toán môi trường vào Việt Nam hiện nay như thế nào

Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởngnằm trong top đầu châu Á. Do vậy, kiểm toán môi trường sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro về môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng, cải thiện công tác quản trị môi trường ở mức độ doanh nghiệp. Mời các bạn cùng Môi trường Lighthouse tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

"<yoastmark

Khái niệm kiểm toán môi trường

Khái niệm kiểm toán môi trường bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu của thập kỉ 80, sau hàng loạt các thảm họa môi trường xảy ra tại Anh và Mỹ.

Theo Ngân hàng Thế giới, KTMT là một phương pháp kiểm tra thông tin môi trường về một tổ chức, một cơ sở hoặc một trang web để xác minh số liệu, hoặc ở mức độ nào đó chúng tuân theo các tiêu chí kiểm toán cụ thể. Các tiêu chí có thể dựa trên các tiêu chuẩn môi trường địa phương, quốc gia hoặc toàn cầu. Vì vậy, nó là một quá trình có hệ thống thu thập và đánh giá thông tin về các khía cạnh môi trường (ASOSAI, 2013, trang 9).

Tổ chức Kiểm định các Tổ chức Kiểm toán Tối cao Quốc tế (INTOSAI) định nghĩa: KTMT không khác biệt đáng kể so với kiểm toán thông thường như được thực hiện bởi các tổ chức kiểm toán tối cao (SAI). KTMT có thể bao gồm tất cả các loại kiểm toán, tức là, kiểm toán tài chính, tuân thủ và hoạt động. Đối với kiểm toán hoạt động, nguyên tắc 3E vẫn được đảm bảo thực hiện.

Kiểm toán môi trường góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế
Kiểm toán môi trường góp phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế

Do vậy, các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật về bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường thường rất đa dạng. Theo đó, Kiểm toán môi trường và những thông tin cần biết không chỉ là kiểm toán hoạt động mà có thể coi là loại hình kiểm toán tổng hợp cả 3 loại: Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; và Kiểm toán báo cáo tài chính. Đồng thời, đơn vị được kiểm toán không chỉ là một tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có thể bao gồm cả đơn vị, tổ chức quản lý hành chính (một địa phương, một quốc gia, khu vực hoặc quốc tế) tùy theo mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán.

Một cuộc KTMT có thể là kiểm toán chuyên đề hoặc kiểm toán toàn diện. Thông thường, nếu cuộc kiểm toán ở phạm vi rộng thì thường là kiểm toán chuyên đề, chẳng hạn như: Kiểm toán theo các nhân tố cấu thành nên ô nhiễm môi trường như kiểm toán lưu lượng và nồng độ khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của một nhà máy nào đó hoặc các nhà máy tại một địa phương, một quốc gia, một khu vực; Kiểm toán năng lượng; Kiểm toán các chất thải bệnh viện; Kiểm toán các chương trình môi trường của quốc gia…; hay Kiểm toán việc quản lý và sử dụng các khoản thu – chi, công tác lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường,… Nếu cuộc kiểm toán ở phạm vi hẹp, có thể là cuộc kiểm toán chuyên đề hay kiểm toán toàn diện về việc tổ chức, quản lý môi trường (hệ thống trang thiết bị và quá trình hoạt động) của một đơn vị.

Sự cần thiết của kiểm toán môi trường ở Việt Nam

Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Ô nhiễm môi trường, suy giảm sinh học và biến đổi khí hậu. Trước những tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quản lý và bảo vệ môi trường, Theo đó, mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.

Thông qua việc triển khai công tác KTMT, Chính phủ sẽ thấy được mức độ tuân thủ các chế độ, chính sách hiện hành về quản lý và bảo vệ môi trường của đơn vị được kiểm toán, phát hiện được những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, như tồn tại trong việc lập, phân bổ và giao dự toán; những tồn tại trong việc chấp hành chế độ thu, chi, quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường; và tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem thêm tại đây:

  • https://moitruonglighthouse.com/bao-cao-xa-thai-vao-nguon-nuoc-can-phai-lap-ra-nhu-the-nao.html
  • https://moitruonglighthouse.com/khi-nao-can-lap-bao-cao-xa-nuoc-thai-dinh-ky.html

KTMT cũng chỉ ra những bất cập của các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường. Trên cơ sở những tồn tại, bất cập đã phát hiện được, kiểm toán viên sẽ đưa ra kiến nghị cụ thể đối với các đơn vị được kiểm toán và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Những kiến nghị đó có tác động đáng kể để cải thiện tình hình về quản lý và bảo vệ môi trường cả trên góc độ về xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ phù hợp; về quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường nói riêng, đảm bảo sự phát triển bền vững của từng đơn vị cũng như toàn bộ nền kinh tế. Quan trọng hơn, chúng sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng.

KTMT còn giúp tăng cường nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị, thúc đẩy đơn vị đó phát triển bền vững và bảo vệ môi trường chung theo hướng “sản xuất sạch hơn”.

Những kết luận và kiến nghị của kiểm toán viên sẽ giúp cho đơn vị nhận thức rõ hơn tác dụng kép về kinh tế “giảm chi phí, tăng uy tín và hiệu quả hoạt động” của việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Theo đề xuất của kiểm toán viên, đơn vị có thể thiết kế quy trình sản xuất hợp lý hơn để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải, thay thế bằng loại nguyên vật liệu phù hợp hơn để giảm thiểu chất thải rắn, chất thải khí, sử dụng trang thiết bị phù hợp để giảm thiểu phế liệu, phế thải…

3 3

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự tự nguyện thực hiện KTMT và công bố thông tin về môi trường còn rất hạn chế. Nhiều vụ việc nghiêm trọng được giải quyết theo hướng tạm thời; việc kiểm tra về môi trường chủ yếu được thực hiện thông qua các báo cáo đánh giá tác động môi trường mang tính hình thức của doanh nghiệp; chưa có sự chặt chẽ của các Bộ, ngành; các chế tài luật pháp về môi trường chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu dừng ở xử phạt hành chính; chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia làm cơ sở cho các đối chiếu và kiến nghị của kiểm toán viên; các vấn đề đào tạo KTMT chưa được triển khai hiệu quả; các quy định hoặc hướng dẫn liên quan đến KTMT trong các tổ chức, DN còn hạn chế, ảnh hưởng đến thông tin phục vụ cho KTMT.  

Với ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn của môi trường đối với cuộc sống và của cả nền kinh tế, hoạt động KTMT vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Công ty tư vấn công nghệ Môi trường Lighthouse là đơn vị uy tín hàng đầu trên khắp cả nước hiện nay. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm kiểm toán môi trường hãy liên hệ với chúng tôi để cùng làm việc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất nhé.


Lighthouse Logo
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/
🏘 Trụ sở chính: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Nam: Tầng 4, Toà nhà Lucky House, 262 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Bắc: Tầng 3, Toà nhà Lakeview Nam Hải, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
🏘 Văn phòng miền Trung: 387 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
banner

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *