5 điều cần nắm khi lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì? Có những thay đổi như thế nào? Với mục đích giải đáp những vướng mắc trên, Môi Trường Lighthouse sẽ chia sẻ thông tin Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ với đầy đủ những nội dung mà doanh nghiệp cần quan tâm để thực hiện đúng theo quy định. Cùng theo dõi nhé!

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ là gì?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm tổng hợp nội dung của các báo cáo định kỳ. Bao gồm: báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản,…) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối tượng nào cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Đối tượng nào cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm: Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. (Trừ Đối tượng là chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp theo Quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT). Cũng theo đó, Doanh nghiệp phải có trách nhiệm lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo. Để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh, kiểm tra.

Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường 

Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ 01 năm 01 lần:

  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
  • Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31 tháng 01 năm 2021.

Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường 

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường gửi tới các cơ quan như sau:

  • Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở;
  • Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

Mức phạt khi không thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Do báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo tổng hợp, bao gồm: báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu và khai thác khoáng sản. Vì thế, nếu doanh nghiệp vi phạm không thực hiện việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ vẫn áp dụng mức phạt đã được quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016. Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với khung hình phạt cao nhất là 500 triệu đồng.

Để được tư vấn, hỗ trợ, báo giá lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ. Quý khách vui lòng liên hệ Môi Trường Lighthouse theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

———————————————————————————————————————–

Logo
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/
🏘 Trụ sở chính: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Nam: Tầng 4, Toà nhà Lucky House, 262 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Bắc: Tầng 3, Toà nhà Lakeview Nam Hải, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
🏘 Văn phòng miền Trung: 387 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *