Hiện nay đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đều có phát sinh chất thải nguy hại trực tiếp đến môi trường xung quanh, đến sự an toàn của người lao động. Vì thế để bảo vệ môi trường cũng như tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng thì chủ doanh nghiệp cần tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ trước và sau khi đi vào hoạt động. Vậy báo cáo này được thực hiện như thế nào, cùng Môi trường Lighthouse tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tại sao bạn cần làm báo cáo quan trắc môi trường lao động?
Ảnh hưởng của các yếu tố có hại trong môi trường lao động
Các yếu tố có hại trong môi trường lao động như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, độ run, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ ngoại tử. Hoặc bụi hạt, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông, bụi ami ăng. Và các yếu tố hóa học: NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ, thủy ngân, asen, TNT, nicotin, thuốc trừ sâu.
Hầu hết các thành phần trên đều ít nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư,… Do đó, báo cáo quan trắc môi trường lao động là việc làm vô cùng cần thiết để sớm tìm ra nhiều nguy cơ, đề xuất biện pháp kiểm soát phòng tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp đúng lúc nhằm đảm bảo các biện pháp an toàn cho sức khỏe người lao động bằng cách tuân thủ các quy định của nhà nước.
Ảnh hưởng do đặc thù ngành nghề
Đặc biệt với ngành y tế do đặc thù, tính chất công việc mà nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Nhất là rất dễ bị lây nhiễm bệnh HIV/AIDS, lao, SARS, H5N1 và cùng nhiều chất độc hại khác. Các nhân viên làm việc tại các phòng thí nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, giải phẫu, phòng mổ rất dễ bị phơi nhiễm phóng xạ, hóa chất khử trùng, khí gây mê hay sóng siêu âm,…
Hoặc nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải, làm việc trong các nhà kín có nguy cơ chịu ảnh hưởng của khí thải ô nhiễm, dung môi, bụi phát sinh từ các công trình xử lý nước thải, khí thải, CTNH,… Vì thế, cần lập báo cáo quan trắc môi trường lao động để sớm phát hiện và kiểm soát, phòng tránh các tai nạn, bệnh nghề nghiệp không đáng có.
Các chỉ tiêu thực hiện quan trắc môi trường lao động
- Nhóm chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ gió.
- Nhóm chỉ tiêu vật lý: ánh sáng, độ rung, tiếng ồn, phóng xạ, điện từ,…
- Nhóm chỉ tiêu vi sinh vật: nguy cơ dị ứng, mẫn cảm,…
- Nhóm chỉ tiêu hóa học: khí độc, hóa chất độc hại,…
- Nhóm chỉ tiêu bụi: robot hút bụi mịn, bụi hô hấp, bụi toàn phần.
- Đánh giá những gánh nặng thể lực, căng thẳng tinh thần và một số chỉ tiêu tâm sinh lý và Ergonomics.
Tần suất quan trắc môi trường lao động
Tần suất đo kiểm môi trường làm việc được quy định theo khoản 2 Điều 7 tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp phải thực hiện công tác đo kiểm quan trắc môi trường định kỳ tối thiểu 01 lần/năm. Đồng thời thực hiện báo cáo đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống các yếu tố độc hại, cam kết thực hiện những tiêu chuẩn chưa đạt.
Thời gian thực hiện đo kiểm môi trường làm việc
Theo quy định, trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các doanh nghiệp phải nộp các báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi đặt trụ sở kinh doanh chính như sau:
- Báo cáo tình hình thực hiện công tác đảm bảo, an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở cho Sở Lao Động – Thương Binh và Xã hội.
- Báo cáo quan trắc môi trường lao động cho Sở Y Tế.
Nếu quý khách, quý doanh nghiệp muốn tư vấn về dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường như lập báo cáo ĐTM, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo quan trắc môi trường lao động thì hãy liên hệ ngay với Môi trường Lighthouse theo thông tin bên dưới.
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
☎ 0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/