Các yếu tố chính trong báo cáo đánh giá môi trường định kỳ

I. Các nguồn gây tác động môi trường – báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

1.1. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải khi làm báo cáo đánh giá môi trường định kỳ:

– Nguồn phát sinh nước thải.
– Nguồn phát sinh khí thải.
– Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại.
– Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.

1.2. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khi làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

– Xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông.
– Bồi lắng lòng sông.
– Thay đổi mực nước mặt, nước ngầm.
– Xâm nhập mặn; xâm nhập phèn.
– Biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học.
– Các nguồn gây tác động khác.

II. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng và kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích định kỳ các thông số môi trường.

Bao

2.1. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng.

Mô tả khái quát công nghệ giảm thiểu và xử lý; đánh giá hiệu quả giảm thiểu và xử lý:
– Đối với nước thải.
– Đối với khí thải.
– Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại.
– Đối với tiếng ồn, độ rung.
– Đối với các tác động khác không liên quan đến chất thải.

2.2. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số báo cáo giám sát môi trường:

Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của chất thải và môi trường xung quanh; ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân tích trong báo cáo. Cần lưu ý, các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận.

a. Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng các nguồn thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích đúng theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt.

Nước thải: lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống cống thoát công cộng (hoặc sông ngòi, kênh rạch); các tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh hiện hành.
– Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại các nguồn phát sinh, sau hệ thống xử lý (nếu có); các tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh hiện hành.

– Chất thải rắn và chất thải nguy hại: thống kê tổng lượng thải; mô tả biện pháp phân loại, lưu giữ; đính kèm các hợp đồng với đơn vị có chức năng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý.
– Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiêu chuẩn quy chuẩn so sánh hiện hành.

b. Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) theo báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM đã được phê duyệt.

– Môi trường không khí xung quanh: phân tích các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
– Môi trường nước mặt: phân tích các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
– Môi trường nước ngầm: phân tích các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
– Môi trường đất: theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ hồ, bồi lắng lòng sông, lòng hồ, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

* Tất cả các vị trí lấy mẫu đều phải ghi rõ tọa độ (UTM).

Hướng dẫn làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ 


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LIGHTHOUSE

Hotline: 0987.229.115 (Mrs. An Trinh) – 0918.01.9001 (Mrs. Hoài Ân)

Email: antrinh1404@gmail.comvonguyenhoaian.mt@gmail.com

Địa chỉ: 1D Nguyễn Duy, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *