Xả thải vào nguồn nước là một công đoạn mà hầu như các công ty xí nghiệp, các đô thị, các hộ gia đình,.. các đều thực hiện. Trong nước thải có chứa ít nhiều những chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Nhưng một số ít trong đó được miễn không cần phải xin giấy phép xả thải. Vậy cụ thể những trường hợp nào thì cần xin giấy phép xả thải và những trường hợp nào thì không?
Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ điều này.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN XIN GIẤY PHÉP XẢ THẢI:
Theo như khoản 5 Điều 36 Luật tài nguyên nước quy định, một số trường hợp được miễn xin giấy phép xả thải mà có thể xả thải trực tiếp vào nguồn nước đó là: xả thải với quy mô không lớn (nhỏ lẻ) và đặc biệt là không được chứa những chất hóa học độc hại, chất phóng xạ.
Hướng dẫn thực hiện khoản 5 Điều 37 Luật tài nguyên nước, Khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP (do Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước) đã quy định cụ thể các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước đó là:
- Nước thải từ sinh hoạt đời thường của các cá nhân, hộ gia đình.
- Nước thải từ những hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô nhỏ (khối lượng nước xả nhỏ hơn 5m3/ngày đêm) và tuyệt đối không được chứa các chất độc hại, chất phóng xạ;
- Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại mục b nói trên vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
- Xả nước thải từ các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN XIN GIẤY PHÉP XẢ THẢI
Từ những trường hợp không cần xin giấy phép xả thải nói trên, thì còn lại sẽ là những trường hợp cần phải xin giấy phép xả thải, cụ thể trong Luật tài nguyên nước quy định như sau:
- Nước thải từ những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với khối lượng xả từ trên 5m3/ngày đêm
- Nước thải từ những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chứa các chất hóa học độc hại, chất phóng xạ.
- Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, không có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
- Nước xả từ các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản với quy mô vượt quá 10.000 m3/ngày đêm
- Nước xả từ các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Trên đây là những trường hợp không cần và cần phải xin giấy phép xả thải. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã biết được liệu cơ sở sản xuất của mình có cần hay không cần xin giấy phép xả thải để có thể thực hiện đúng như Luật định, nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như tránh vi phạm pháp luật.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi công ty môi trường lighthouse để được tư vấn xin giấy phép xả thải vào nguồn nước một cách nhanh chóng nhất!
|
|||||||