Hệ thống xử lý nước thải là một quy trình công nghệ được kết hợp từ nhiều nền tảng kiến thức chuyên môn khác nhau. Bao gồm công nghệ xử lý hóa học, sinh học hoặc kết hợp cả hai. Hệ thống xử lý nước thải còn kết hợp nhiều thiết bị, đường ống công nghệ, điện điều khiển,…Vì vậy người vận hành cần có yếu tố chuyên môn kỹ thuật để vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải một cách khoa học và hiệu quả nhất. Hãy cùng Lighthouse tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. VÌ SAO CẦN PHẢI BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI?
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải định kỳ là nhiệm vụ cần thiết cho các hệ thống xử lý nước thải nhằm mục đích phòng ngừa sự cố xảy ra, duy trì ổn định chất lượng nước thải đầu ra và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Các thiết bị như bơm, máy thổi khí, máy khuấy… hoạt động thường xuyên, các lỗi kỹ thuật trong vận hành luôn xảy ra bất cứ lúc nào nếu như không được vận hành đúng cách, kiểm tra bảo trì hệ thống thường xuyên. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ sản xuất và gây tác động đến môi trường.
2. NHỮNG SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA NẾU KHÔNG BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI?
► Sự cố hư hỏng máy móc
Ví dụ như, khi gặp sự cố hư hỏng về bơm hoặc máy thổi khí nếu trong trường hợp không có thiết bị dự phòng để thay thế thì chắc chắn một điều rằng hệ thống sẽ phải ngưng hoạt động hoặc hoạt động nhưng không thể xử lý được. Nhân viên vận hành cần phải mất rất nhiều thời gian để sửa chữa thiết bị sau đó mới cho hệ thống chạy lại bình thường.
► Sự cố bùn vi sinh
Khi gặp sự cố, ví dụ như: nước thải đầu vào có biến động bất thường về chỉ tiêu ô nhiễm. Nồng độ ô nhiễm tăng cao khiến cho cụm xử lý bằng sinh học quá tải, vi sinh dần dần bị chết kèm theo đó là bùn nổi trên bề mặt bể lắng và chất lượng nước đầu ra không đạt. Để giải quyết sự cố này nhân viên vận hành có chuyên môn cần phải đưa ra các phương án vận hành tạm thời nhằm
3. QUY TRÌNH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
► Bảo trì hệ thống điện điều khiển
- Thực hiện giám sát, kiểm tra, vệ sinh và tiến hành đo đạc các thông số xem có phù hợp với các chỉ số ghi trên nhãn máy hay không? Các thông số gồm: dòng điện, điện áp, độ cách điện và độ ồn… nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng máy.
- Vệ sinh sạch sẽ các thiết bị máy để quá trình giải nhiệt và tản nhiệt được tốt hơn.
- Sử dụng Camera nhiệt kiểm tra nhiệt độ của từng thiết bị trong tủ điện và từng máy móc.
► Bảo trì hệ thống đường ống công nghệ
- Dùng bơm xịt rửa áp lực vệ sinh tất cả các ngăn bồn bể, các thiết bị bơm chìm nước thải, hệ thống đường ống công nghệ, tấm lắng lamen…
- Kiểm tra, vệ sinh ngăn chắn rác; xúc rửa, xả đáy bồn hóa chất.
► Bảo trì máy bơm ly tâm
- Cách ly thiết bị khỏi nguồn điện và nguồn chất lỏng đang sử dụng
- Đóng mở các van có liên quan ảnh hưởng đến hệ thống.
- Vệ sinh bơm, ruppe hút.
- Kiểm tra phốt, vòng bi.
- Đo độ cách điện của bơm (pha với pha, pha với vỏ bơm).
- Mở các-te bảo vệ cánh quạt tản nhiệt.
- Dùng tay quay nhẹ để xác định xem vòng quay của bơm có trơn và nhẹ nhàng không hoặc có tiếng rít do ma sát không.
- Nếu có tiếng kêu phải tiến hành tháo guồng bơm và xử lý.
Công ty Môi trường Lighthouse
Lighthouse là Công ty TNHH Tư vấn Công nghệ Môi trường với rất nhiều kinh nghiệm về mảng môi trường. Tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ về lập mẫu báo cáo quan trắc môi trường định cũng như nhiều dịch vụ đa dạng với giá thành phải chăng.
Qua bài viết trê, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn cập nhật các thông tin đầy đủ hơn về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Nếu muốn tư vấn thêm những vấn đề môi trường thì bạn đừng quên liên hệ cho Lighthouse nhé.
—————————————————————————————————–
|
|||||||