Hiện nay, Báo cáo quan trắc môi trường được thay thế bằng Báo cáo công tác bảo vệ môi trường, chỉ thực hiện 1 lần/năm. Vậy Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có sự khác biệt thế nào so với Báo cáo quan trắc môi trường? Với chủ trương tiết giảm các loại báo cáo định kỳ về môi trường, Bộ TNMT đã ban hành Thông tư 25/2019/TT-BTNMT (Điều 37) với mục đích kết hợp tất cả các loại báo cáo đơn lẻ thành một báo cáo.
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì ?
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT Về báo cáo hiện trạng môi trường. Bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là hồ sơ báo cáo các kết quả quan trắc môi trường (nước thải, khí thải, chất thải rắn, CTNH,…) tại cơ sở theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm/lần nhằm đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền như Chi cục BVMT, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Từ đó đánh giá được mức độ ô nhiễm của môi trường và nhận diện các nguy cơ ô nhiễm để ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Để xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Đối tượng cần lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ ?
Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường. Cụ thể là các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu trung tâm thương mại, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,… có giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, ĐTM. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
Tần suất quan trắc của từng đối tượng ?
- Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tần suất tối thiểu được quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 31.
- Đối với các đối tượng đã có hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Điều 26 Thông tư này chỉ cần thực hiện quan trắc nước thải, khí thải định kỳ theo quy định đối với các thông số chưa được quan trắc tự động, liên tục.
- Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP , Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì không phải thực hiện quan trắc phát thải.
Nội dung của Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ?
- Biểu mẫu báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt được thực hiện theo Biểu mẫu A1, Thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
- Biểu mẫu báo cáo kết quả quan trắc môi trường tổng hợp năm được thực hiện theo Biểu mẫu A2, Thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
Thời gian nộp Báo cáo quan trắc môi trường địnnh kỳ ?
- Thời gian nộp báo cáo quý (báo cáo đợt): trước ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/1 năm sau
- Thời gian nộp báo cáo 6 tháng (báo cáo đợt): trước ngày 30/7 và 30/1 năm sau
- Thời gian nộp báo cáo tổng hợp năm (báo cáo năm): trước ngày 15/3 năm sau
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình quan trắc định kỳ. Nếu bạn cần một công ty tư vấn môi trường tại TP. HCM chuyên nghiệp. Bạn muốn tiết kiệm chi phí trong vấn đề quan trắc, tư vấn môi trường. Hãy liên hệ website: https://moitruonglighthouse.com chúng tôi sẽ giải quyết mọi khó khăn của bạn.
———————————————————————————————————-
|
|||||||