Quan trắc môi trường định kỳ là một quá trình kiểm tra, theo dõi và có chọn lọc theo hệ thống từ những chỉ số thành phần trong môi trường. Sở hữu những yếu tố tác động chung từ những thông tin cung cấp đánh giá hiện trạng, chất lượng, những chuyển biến tốt, xấu từ môi trường. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ liên quan để hạn chế những diễn biến xấu trong tình hình chung của biến đổi khí hậu. Cùng Môi trường Lighthouse tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cũng như các quy định định kỳ của quan trắc môi trường là gì trong bài viết sau đây nhé!
Thế nào là quan trắc môi trường định kỳ?
Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động giám sát chất lượng môi trường của nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà… khi đi vào hoạt động. Tần suất quan trắc, vị trí quan trắc và thông số quan trắc môi trường định kỳ. Sẽ được thực hiện theo nội dung của đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
Vì sao phải làm quan trắc môi trường định kỳ?
Theo dõi các yếu tố trong môi trường làm việc là cách để doanh nghiệp tự bảo vệ chính mình. Bảo vệ sức khỏe của người lao động và thể hiện trách nhiệm đối với với việc bảo vệ môi trường chung theo đúng cam kết. Việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ giúp doanh nghiệp quản lý được sự phát thải chất thải và có biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Tần suất thực hiện là bao lâu?
Thông tư 31/2016 quy định các đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tần suất tối thiểu như sau:
- Cơ sở có quy mô tương đương đối với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thực hiện quan trắc 01 lần/ 03 tháng.
- Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện quan trắc 01 lần/ 06 tháng.
- Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện quan trắc 01 lần/01 năm.
- Tần suất quan trắc có thể thay đổi theo đặc thù của dự án.
Quy trình thực hiện như thế nào?
Bước 1
Khảo sát hiện trạng sản xuất của dự án và thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực xung quanh. Đồng thời xác định nguồn và vị trí chất thải phát sinh (khí thải, nước thải…).
Bước 2
Hướng dẫn chuẩn bị cho công tác lấy mẫu, xử lý vị trí lấy mẫu như làm sàn thao tác, vị trí điểm xả… Tổ chức đo đạc lấy mẫu hiện trường theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.
Bước 3
Phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu của khách hàng
Bước 4
Lập báo cáo quan trắc định kỳ theo mẫu báo cáo 1 Phụ lục V của Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về việc báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
Quan trắc môi trường định kỳ là một trong những việc làm thiết yếu cho việc phát triển môi trường sống. Giúp khắc phục những khó khăn của thiên nhiên bệnh dịch. Mang đến một môi trường toàn diện để con người và các sinh vật sinh sống và phát triển. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bạn có thể liên hệ Môi trường Lighthouse để được tư vấn nhé.
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
☎ 0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/