Giấy phép xử lý thu gom chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).Bài viết dưới đây của Lighthouse sẽ giải đáp các thắc mắc trên của mọi người nhé.
Khái niệm chất thải nguy hại?
Chất thải nguy hại ( tiếng anh là hazardous waste) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất. Có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác). Hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì?
Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Giấy phép xử lý thu gom chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
Trình tự, thủ tục xin giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại
- Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; theo quy định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Bước 3. Chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm và lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (nếu có)
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký, cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, Cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 5.D Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
- Bước 4. Tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (nếu có)
Đối tượng đăng ký được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận chất thải nguy hại để vận hành thử nghiệm. Cơ quan cấp phép có thể đột xuất kiểm tra cơ sở; lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm
- Bước 5. Thông báo kết quả vận hành thử nghiệm (nếu có)
Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.Đ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận; mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn; hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại. Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện; cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh; hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.
- Bước 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý chất thải nguy hại
Sau khi nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu có); cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại; trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý chất thải nguy hại (thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan khác);
Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các trường hợp khác
Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra.
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký hoàn thiện theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét; cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Trường hợp quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn cập nhật các thông tin đầy đủ hơn về Giấy phép xử lý thu gom chất thải nguy hại . Nếu muốn tư vấn thêm những vấn đề môi trường thì bạn đừng quên liên hệ cho Lighthouse nhé.
———————————————————————————————————-
|
|||||||