Lập quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp

Cùng với việc đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện các dự án, thì quá trình sau đó cũng quan trọng không kém. Nó giúp doanh nghiệp theo dõi cụ thể những tác động trong quá trình hoạt động, và đưa ra những đề xuất bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Quá trình đó là quan trắc môi trường định kỳ.

Quan trắc môi trường định kỳ:

Là quá trình giám sát chất lượng môi trường của xưởng sản xuất, nhà máy, khu dân cư, tòa nhà,… khi đã được đưa vào sử dụng. Trong đó theo bộ luật Số: 24/2017/TT-BTNMT, bộ Tài Nguyên và Môi trường đã quy định cụ thể về thông số quan trắc, tần suất và thời gian quan trắc, việc đánh giá này dựa trên nội dung của đánh giá tác động môi trường đtm, đè án bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.

Mục đích quan trắc môi trường định kỳ:

Mục đích chính của quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi số liệu quan trắc các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước, đất, không khí,… của mỗi dự án đã đi vào hoạt động. Qua đó đánh giá tác động của nguồn ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe của những người đang ở, làm việc tại cơ sở. Đồng thời là cơ sở để đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường và phương án xử lý thích hợp.

Các phương pháp quan trắc môi trường định kỳ:

1.Quan trắc môi trường không khí ngoài trời, tiếng ồn và độ rung

1/ Đối với môi trường không khí: lấy mẫu và đo hiện trường dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng.

2/ Đối với tiếng ồn: tuân theo TCVN 7878 – Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần TCVN 7878-1:2008 và TCVN 7878-2:2010 ;

3/ Đối với độ rung: tuân theo TCVN 6963:2001 – Rung và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Phương pháp đo.

Cũng tương tự như quan trắc môi trường không khí,  trong bộ luật Số: 24/2017/TT-BTNMT, bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng trình bày những phương pháp về các vấn đề quan trắc:

2. Quan trắc môi trường nước mặt lục địa

Trình tự làm một đánh giá quan trắc:

Lấy mẫu và đo tại hiện trường

Bảo quản và vận chuyển mẫu.

Phân tích trong phòng thí nghiệm.

3. Quan trắc môi trường nước dưới đất

4. Quan trắc môi trường nước biển

5. Quan trắc chất lượng nước mưa

6.Quan trắc nước thải

7. Quan trắc khí thải

8. Quan trắc môi trường đất

Quy trình cho một bài quan trắc với trình tự làm là như nhau, và dựa vào các bảng số liệu chuẩn để đưa ra kết luận và đánh giá phù hợp với từng môi trường.

Yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc môi trường:

  1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường.
  2. Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, khả thi.
  3. Thực hiện đầy đủ các quy định về thiết kế chương trình quan trắc môi trường.
  4. Bảo đảm đáp ứng mục tiêu quan trắc, thời gian, tần suất, thành phần và thông số quan trắc hợp lý, tối ưu.
  5. Tuân thủ các quy định về quy trình, phương pháp cho từng thành phần và thông số môi trường cần quan trắc.
  6. Thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung.
  7. Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản.

 

Để nắm rõ hơn về các quy trình quan trắc môi trường định kỳ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể theo thông tin bên dưới!

Logo
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/
🏘 Trụ sở chính: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Nam: Tầng 4, Toà nhà Lucky House, 262 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Bắc: Tầng 3, Toà nhà Lakeview Nam Hải, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
🏘 Văn phòng miền Trung: 387 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *