-
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ :
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan thẩm quyền. Đây là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư số 43. Các hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều có phát sinh nguồn ô nhiễm và tác động trực tiếp đến môi trường. Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn nắm rõ được tình hình tác động môi trường xung quanh. Vì thế, cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kì để thường xuyên theo dõi hoạt động dự án phát sinh ô nhiễm và báo cáo về cơ quan môi trường để hiểu rõ được nguyên nhân, phát sinh chất thải và biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường.
-
Các nội dung của một bài báo cáo quan trắc môi trường định kỳ:
– Giới thiệu các hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp. Tổng quát chung về doanh nghiệp, từ đó có thể suy ra được nguồn phát sinh các nguồn chất thải, khí thải, nước thải và đưa ra các biện pháp, kế hoạch xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
– Giới thiệu về chương trình quan trắc: vị trí thực hiện quan trắc,, các thông số cần quan trắc, quy định khi lấy mẫu, bảo quản mẫu, các phương pháp phân tích mẫu,…
– Kết quả quan trắc bao gồm: Kết quả phân tích mẫu nước thải, không khí, nhận xét kết quả phân tích đối với quy chuẩn của nhà nước, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường, và đưa ra các cam kết đối với việc bảo vệ môi trường.
-
Căn cứ pháp lý:
Theo quy định của pháp luật việc thực hiện hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kì được áp dụng và căn cứ vào các hồ sơ pháp lý sau:
– Thông tư 43/2015/TT- BTMNT ngày 19 tháng 09 năm 2015 về báo cáo kết quả quan trắc môi trường;
– Thông tư 24/2017 ngày 01 tháng 09 năm 2017 quy định về hoạt động quan trắc môi trường;
– Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
– Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.
-
Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ:
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ bao gồm các dự án là cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ các khu chiết xuất, kinh doanh,… song song đó cũng là các đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ( như trường học, bệnh viện, nhà hàng khách sạn, chung cư, các khu công nghiệp,…) theo luật bảo vệ môi trường ( cụ thể là điều 3- nghị định 18 ). Và quy trình để lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được thực hiện 6 bước như sau:
- Bước 1: Công ty môi trường tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thu thập thông tìn tài liệu của dự án như điều kiện kinh tế- xã hội, thiên nhiên, địa chất,…
- Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành đo đạc, lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm.
- Bước 3: Phân tích mẫu và tìm ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Bước 4: Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường.
- Bước 5: Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư xem và ký.
- Bước 6: Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền, gửi cho chủ đầu tư. Bàn giao cho khách hàng.
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ chi tiết nhất
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi công ty môi trường lighthouse để được tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hiệu quả nhất!
|
|||||||