Báo cáo hoàn thành ĐTM là hồ sơ được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM. Hồ sơ này được lập để kiểm tra, xác nhận lại quá trình hoạt động và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã cam kết thực hiện trong ĐTM hay chưa, từ đó doanh nghiệp có thể hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của dự án với đầy đủ các hồ sơ môi trường.
Vậy để thực hiện hồ sơ môi trường này doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì ? Hãy cùng Môi trường Lighthouse tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Báo cáo hoàn thành ĐTM là gì?
Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment) là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM?
Lập báo cáo hoàn thành ĐTM đáp ứng được các vấn đề :
- Định hướng rõ ràng để phát triển Kinh tế – Xã hội bền vững không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Tạo hệ thống xã hội phát triển bền vững lâu dài giữa phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.
Căn cứ pháp lý quy định về báo cáo hoàn thành ĐTM
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014, ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29 tháng 05 năm 2015, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Quy trình thực hiện báo cáo hoàn thành ĐTM
Bước 1
Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát điều kiện tự địa lý – địa chất – vi khí hậu – thủy văn.
Bước 2
Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong các quá trình trước khi xây dựng, đang xây dựng và đi vào hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập,…
Bước 3
Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
Bước 4
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
Bước 5
Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
Bước 6
Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án
Bước 7
Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Bước 8
Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Nếu có thắc mắc hay đang có nhu cầu thực hiện các dịch vụ tư vấn môi trường hãy liên hệ với Môi trường Lighthouse qua Hotline: 0918 019 001 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất nhé.
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
☎ 0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/