Quy định báo cáo giám sát môi trường

1/ Báo cáo giám sát môi trường là gì?

Báo cáo giám sát môi trường là loại văn bản thể hiện kết quả của chương trình giám sát môi trường mà cơ sở, doanh nghiệp, công ty,… phải thực hiện theo quy định của pháp luật, nhằm báo cáo kết quả của việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý để phục vụ việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2 1

2/ Căn cứ pháp lý về việc quy định lập báo cáo giám sát môi trường

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014.
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.

3/ Đối tượng trong quy định lập báo cáo giám sát môi trường

Đối tượng trong quy định báo cáo giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo điều 24, Luật bảo bệ môi trường 2014). Là các cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên) , các bệnh viện, phòng khám, trường học, các nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và siêu thị.

4/ Tại sao cần lập quy định báo cáo giám sát môi trường

Với những số liệu thu được qua giám sát, kiểm tra môi trường có thể tìm ra quy luật về nguyên nhân, sự phân bố, di chuyển của các chất gây ô nhiễm, còn có thể dựa trên cơ sở đó triển khai nghiên cứu mô phỏng, đánh giá chính xác chất lượng môi trường, xác định đối tượng gây ô nhiễm môi trường, cung cấp căn cứ khoa học cho đối sách khống chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.

Như vậy, báo cáo giám sát môi trường nhằm cung cấp các thông tin về điều kiện, chất lượng môi trường và nồng độ các chất ô nhiễm phục vụ cho công tác quản lý môi trường. Thông qua đó, giúp cơ sở kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng như đưa ra các biện pháp xử lý, cải thiện môi trường.

5/ Quy trình lập quy định báo cáo giám sát môi trường

Để lập một báo cáo môi trường gồm 7 bước:

Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án để làm báo cáo môi trường.

Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất rắn , tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

Bước 3: Lấy mẫu nước thải , mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.

Bước 4: Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm

Bước 5: Đánh giá các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố Cơ sở đang thực hiện.

Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, phương án thu gom và xử lý chất rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 7: Trình nộp báo cáo lên các cơ quan chức năng ( Sở TNMT, các phòng môi trường quận, huyện,..)

Với bài viết trên đây, Công ty TNHH MTV Môi trường LightHouse hy vọng đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích và lý do cùng cách thực hiện để bạn có bản Báo cáo giám sát môi trường định kỳ hiệu quả nhất.

Nếu bạn muốn lập quy định báo cáo giám sát môi trường hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LIGHTHOUSE

Hotline: 0987.229.115 (Mrs. An Trinh) – 0918.01.9001 (Mrs. Hoài Ân)

Email: antrinh1404@gmail.comvonguyenhoaian.mt@gmail.com

Địa chỉ: 1D Nguyễn Duy, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *