Thu gom rác thải nguy hại và các thông tin bạn nên biết
Chất thải nguy hại là gì? Phân loại và thu gom rác thải nguy hại như thế nào? Hãy cùng Lighthouse tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé.
1. Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường số 55/2014/QH13).
– Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải nguy hại
+ Luật số 55/2014/QH13 của Quốc hội : Luật Bảo Vệ Môi Trường
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất thải và phế liệu
2. Phân loại chất thải nguy hại
Để xác định và phân loại CTNH, Doanh nghiệp dựa theo Phụ Lục 1 – Danh mục chất thải nguy hại (Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại)
Mỗi loại CTNH sẽ được thể hiện bằng mã số, được gọi là mã CTNH (mã chất thải nguy hại).
Nếu dựa vào tính chất nguy hại thì chất thải nguy hại bao gồm những chất thải dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa, ăn mòn, hay những chất thải có độc tính đối với con người và hệ sinh thái và chất thải có tính lây nhiễm.
Vậy nếu căn cứ vào nhóm nguồn hay dòng thải chính thì chất thải nguy hại bao gồm những gì? Đó là:
– Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ.
– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.
– Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
– Chất thải từ các quá trình luyện kim.
– Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng.
– Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.
– Chất thải xây dựng, phá vỡ (kể cả đất đào ở khu vực ô nhiễm)
– Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.
– Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này)
– Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
– Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
– Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
– Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.
– Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
– Và các loại chất thải khác.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn cập nhật các thông tin đầy đủ hơn về thu gom rác thải nguy hại. Nếu muốn tư vấn thêm những vấn đề môi trường thì bạn đừng quên liên hệ cho Lighthouse để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.