Xử lý nước thải y tế là 1 trong những khâu quan trọng trong chuỗi những giải pháp bảo vệ môi trường nhằm mục đích tránh những tác động xấu của chất thải y tế đến môi trường. Bởi vậy cho nên việc kiểm soát và xử lý nước thải y tế đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.
Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải y tế hợp lý, vừa tiết kiệm diện tích, chi phí, vừa đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Để nắm rõ hơn về quy trình này, bạn hãy tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé:

Những yếu tố cơ bản tạo nên hệ thống xử lý nước thải tốt nhất
Chất lượng của một hệ thống xử lý nước thải y tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : công nghệ xử lý được lựa chọn, các thiết bị xử lý nước thải y tế tốt (Frp,…) được chọn…tương ứng với tùy từng mô hình, quy mô công trình. Để hiểu rõ về hệ thống xử lý nước thải dành cho ngành y tế chúng ta phải hiểu được bản chất nước thải bệnh viện là gì ? xử lý nước thải bệnh viện thực chất là làm gì? một hệ thống xử lý nước thải y tế có quy trình làm việc như thế nào ? ….
1.1. Nước thải y tế là gì?
Nguồn nước thải từ y tế là nước thải từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn của bệnh viện, nước thải từ công tác phẫu thuật, điều trị, khám chữa bệnh, xét nghiệm, sinh hoạt, giặt giũ, vệ sinh của người bệnh, nhân viên y tế… Bên cạnh đó nước thải từ hoạt động in chụp X- quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm thuộc nhóm chất thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại với nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao.
1.2. Tác hại của nước thải y tế
Các nhóm chất thải nêu trên nếu không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Là tác nhân gây ra các nguy cơ ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Nếu không có hệ thống xử lý nước thải phù hợp, các chất ô nhiễm trong nước thải không những ảnh hưởng trực tiếp đến nước ao, hồ, sông mà còn âm thầm ngấm xuống đất, tích lũy tồn đọng trong mạch nước ngầm. Vì vậy nguồn nước thải y tế chứa vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước và các loại rau được tưới tiêu từ nguồn nước ô nhiễm.

2. Hệ thống xử lý nước thải y tế vận hành theo công nghệ AAO
Thời gian gần đây khi đầu tư thi công mới hệ thống xử lý nước thải y tế người ta thường chú ý và lựa chọn một mô hình xử lý nước thải được chế tạo một cách hợp khối theo công nghệ AAO (Anaerobic/yếm khí – Anoxic/thiếu khí – Oxic/ hiếu khí).
Nước thải y tế từ hệ thống cống thu gom chung của bệnh viện sẽ được dẫn vào một bể điều hòa trong đó có đặt song chắn rác inox kích thước khe hở 5-10 mm làm nhiệm vụ tách rác và các vật thể lớn có trong nước thải. Thời gian nước được lưu lại trong bể điều hòa trung bình từ 3 giờ đến 4 giờ. Nước thải sau đó được xử lý thông qua các công đoạn như sau:
Ngăn yếm khí dòng ngược với vi sinh vật lơ lửng kết hợp cùng khối đệm giá thể bằng PVC chuyên dụng tạo nên một màng vi sinh vật kỵ khí, điều này sẽ làm tăng mật độ vi sinh vật lên đến khoảng 20.000 vi sinh vật/m3 nước thải, đảm bảo cho hiệu quả của việc xử lý theo COD và tổng P lên đến 75-80%.
Song song đó, trong ngăn thiếu khí diễn ra quá trình khử nitrat khi một phần hỗn hợp bùn và nước thải chứa nitrat từ ngăn hiếu khí được bơm ngược về. Trong ngăn này diễn ra quá trình hô hấp thiếu khí chủ yếu và kết quả cuối cùng là giải phóng N2 bay lên và xử lý một phần COD
Trong ngăn hiếu khí, không khí được cấp nhờ vào máy thổi khí, làm tiền đề diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa hiếu khí các chất hữu cơ và diễn ra quá trình nitrat hóa. Kết quả là BOD trong nước thải giảm 1 cách rõ rệt và amoni chuyển thành nitrat.
Như vậy quy trình xử lý diễn ra trong 3 ngăn AAO sẽ xử lý được các chất ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ (theo BOD và COD), tổng nitơ và tổng photpho.
Sau khi qua các bậc xử lý được nêu trên, hỗn hợp nước thải và bùn sẽ được đi qua ngăn lắng thứ cấp để tách phần lớn lượng bùn hoạt tính nhằm lưu chuyển trở về ngăn anoxic và ngăn oxic. Phần bùn dư còn lại được đưa về bể chứa bùn.
Phần nước thải sau ngăn lắng thứ cấp sẽ được đưa vào ngăn khử trùng. Nước thải có thể được khử trùng bằng hai cách dưới đây:
– Khử trùng bằng bộ màng siêu lọc MBR (Membrane Biological Reactor) với lỗ có kích thước từ 0,3 – 0,5 µm. Sử dụng màng MBR có thể loại được 98% vi khuẩn có trong nước thải. Hầu hết vi khuẩn E.coli còn được giữ lại trên màng lọc. Ngoài chức năng khử trùng, trên bề mặt MBR còn tập trung mật độ cao bùn hoạt tính để tiếp tục xử lý một cách triệt để nước thải. Màng MBR được tự động rửa ngược bằng thủy lực theo chương trình đã được lập sẵn.
– Khử trùng bằng NaOCl hoặc Ca(OCl)2 ở dạng viên rắn. Nước thải sau xử lý đi qua với một vận tốc nhất định sẽ có thể hòa tan hóa chất khử trùng vào nước. Phương pháp này giúp cải tiến giảm đáng kể thiết bị cũng như chi phí chuẩn bị và định lượng hóa chất khử trùng theo phương pháp truyền thống trước đây.
– Khử trùng bằng Cloramin B (C6H5SO2NClNa.3H20) cũng là một giải pháp đang được một số cơ sở y tế sử dụng để khử trùng nước thải.
Mong rằng sự tư vấn vừa rồi của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình về việc xử lý nước thải y tế. Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về hệ thống xử lý nước thải y tế, bệnh viện qua các bài viết khác của chúng tôi nhé!