Vai trò của quan trắc môi trường định kỳ

Như các khái niệm đã được trình bày ở các phần trước, quan trắc môi trường ( monitoring) được hiểu đơn giản là quá trình đo đạc và thu thập thông tin thường xuyên các tính chất sinh- hóa- lý của thành phần môi trường của các dự án như nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà,…là một hoạt động then chốt để đánh giá diễn biến môi trường theo một kế hoạch cụ thể về cả không gian và thời gian.

Vậy vai trò của quan trắc môi trường định kì trong công tác quản lý như thế nào ?

Trong cuộc sống công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc đánh giá chất lượng môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định hoạt động sinh sống của cá nhân, gia đình, tổ chức… là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển của mỗi chúng ta. Do đó, trước hết các vấn đề liên quan đến thành phần môi trường: đất, nước, không khí, sinh vật,… đều cần được quan trắc một cách thường xuyên theo thời gian và không gian kèm theo các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực,…

  1. Vị trí và vai trò của quan trắc môi trường trong hệ thống quản lý môi trường

Việc thực hiện cũng như tiến hành các hoạt động quan trắc môi trường  thường đòi hỏi chi phí lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao, điều kiện kỹ thuật trang thiết bị phức tạp,…. do đó quan trắc chỉ được thực hiện khi có nhu cầu về mặt thông tin  của chương trình quản lý môi trường. Kèm theo đó là các phát sinh về nhu cầu thông tin như: việc tuân thủ các tiêu chuẩn xả thải,.. do đó cán bộ quản lý môi trường cần xác định một số thông tin:

  • Tính tuân thủ tiêu chuẩn xả thải của đơn vị, đối tượng của dự án có hay không?
  • Chú ý, ghi nhận, đánh giá các đối tượng có thể gây ô nhiễm môi trường, mức độ ảnh hưởng ra môi trường như thế nào?
  • Những biến đổi của môi trường do các tác nhân ô nhiễm gây ra tác động như thế nào lên đời sống, sức khỏe của con người?
  • Tác động ô nhiễm lên môi trường trong tương lai như thế nào?

Từ đó, các cán bộ quản lý môi trường thu thập một khối lượng thông tin đủ lớn để đưa ra các kết luận vầ khả năng ảnh hưởng đến môi trường của dự án, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng. Từ đó việc lập Quan trắc môi trường sẽ phải thực hiện để đáp ứng các yêu cầu này. Để các cán bộ quản lý môi trường có thể xem xét và là căn cứ đưa ra các biện pháp quản lý cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường.

  1. Vai trò thông tin của quan trắc môi trường:

Để đáp ứng được những thông tin cân thiết và các yêu cầu cơ bảntrong hệ thống quản lý môi trường, Quan trắc môi trường phải cung cấp những thông tin rõ ràng cụ thể như:

  • Thành phần, nguồn gốc, nồng độ cường độ các nhân tố ô nhiễm.
  • Khả năng ảnh hưởng của các tác nhân này đến môi trường.
  • Dự báo xu hướng diễn biến về mức độ ảnh hưởng của các tác nhân.

Ngoài ra quan trắc môi trường còn có ý nghĩa quan trọng trong trương trình bảo vệ môi trường quốc gia ( Luật bảo vệ Môi trường 2005). Trong đó, quan trắc môi trường có ý nghĩa như một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của các hoạt động bảo về môi trường. Cụ thể như:

  • Là công cụ kiểm soát chất lượng môi trường.
  • Là công cụ kiểm soát ô nhiễm.
  • Là cơ sở thông tin cho công nghệ môi trường.
  • Là cơ sở thông tin cho quản lý môi trường.
  • Là mắt xích trong đánh giá tác động môi trường.

——-

Hướng dẫn quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ chi tiết nhất

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi công ty môi trường lighthouse để được tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hiệu quả nhất!

Logo
CTY TNHH Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường LIGHTHOUSE
0986.301.755 - ☎ 0918.019.001
📬 an.nguyen@moitruonglighthouse.com
🔎 https://moitruonglighthouse.com/
🏘 Trụ sở chính: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Nam: Tầng 4, Toà nhà Lucky House, 262 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
🏘 Văn phòng miền Bắc: Tầng 3, Toà nhà Lakeview Nam Hải, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
🏘 Văn phòng miền Trung: 387 Phan Chu Trinh, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *