Những quy định chung về lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

1. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì? 

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức báo cáo kết quả môi trường và chất lượng hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy, khu công nghiệp, chế xuất, nhà xưởng lên cơ quan chức năng có thẩm quyền duyệt hồ sơ. (Cơ quan tiếp nhận lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ: Phòng TNMT quận huyện, Sở TNMT hoặc Ban quản lý các KCN, KCX).

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn nắm rõ được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động khu công sản xuất, kinh doanh, nhà máy, khu công nghiệp. Kiểm tra thường xuyên so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó đưa ra phương án xử lý môi trường thích hợp.

2. Cơ sở pháp lý lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Dựa theo căn cứ để thực hiện việc đánh giá quan trắc môi trường định kỳ:

– Theo nghị định 18/2015/NĐ-CP có áp dụng hiệu lực ngày 01/4/2015
– Đối với thông tư 43/2015/TT-BTNMT, Thông tư về lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hiện trạng môi trường, bộ tài nguyên chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.
– Nội dung đã cam kết trong lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường; Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường).

3. Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Đối với tất cả các doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, khu thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy lón, khu bệnh viện, khách sạn(nhà máy), các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho… có phát sinh chất thải đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

4. Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

– Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần
– Đối với giám sát nguồn chất thải: tối thiểu 03 tháng/lần
– Tùy thuộc vào nội dung đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường; Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường)

5. Thời điểm thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Định kỳ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

6. Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm:

– Bước 1: Công ty môi trường tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thu thập thông tìn tài liệu của dự án
– Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành đo đạc, lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm
– Bước 3: Phân tích mẫu
– Bước 4: Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường
– Bước 5: Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư xem và ký
– Bước 6: Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền, gửi cho chủ đầu tư. Bàn giao cho khách hàng.

7. Hồ sơ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm:

– Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp tham gia
– Hợp đồng thuê đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của doanh nghiệp đó
– Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
– Các hợp đồng về thu gom chất thải…
– Thông tin về tình hình sản xuất, hoạt động của công ty (Ngành nghề, công suất, nguyên nhiên liệu, số lượng máy móc, công nhân).

Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong tư vấn và thực hiện những hồ sơ môi trường hiệu quả nhất với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất (chỉ trong vòng 13 ngày) tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp thực hiện tốt việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ tránh sai xót và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LIGHTHOUSE

Hotline: 0987.229.115 (Mrs. An Trinh) – 0918.01.9001 (Mrs. Hoài Ân)

Email: antrinh1404@gmail.comvonguyenhoaian.mt@gmail.com

Địa chỉ: 1D Nguyễn Duy, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *