Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ

         Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của các doanh nghiệp nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Vì vậy việc báo cáo giám sát môi trường định kỳ là công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các diễn biến của môi trường từ các hoạt động xử lý, sản xuất…..từ đó có thể giúp doanh nghiệp có những giải pháp, biện pháp hạn chế những tác động xấu tới  môi trường.

         Vậy chúng ra nên lập mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ để có thể theo dõi các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường và cách khắc phục nó. Để làm được những điều đó trước tiên chúng ta nên xem trước hoặc nên đọc qua mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Công ty TNHH MTV Môi trường Lighthouse với nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho bạn mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ tốt nhất và dễ hiểu nhất.

MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

  1. THÔNG TIN CHUNG
  2. Tên đơn vị:
  3. Địa chỉ: (địa chỉ vị trí xưởng sản xuất).
  4. Điện thoại:
  5. Giám đốc:
  6. Tên nhân viên phụ trách môi trường:
  7. Điện thoại: (ghi số điện thoại cố định và số di động liên hệ trực tiếp với nhân viên phụ trách môi trường trong trường hợp cần thiết).
  8. Ngành nghề: (nêu ngành nghề sản xuất chính).
  9. Nguyên liệu sản xuất:
Stt Nguyên liệu Số lượng (kg/tháng)
1
2
  1. Hóa chất:
Stt Hóa chất Số lượng (kg/tháng)
1
2
  1.  Nhiên liệu: (thống kê loại nhiên liệu sử dụng trong sản xuất (điện, than, củi, dầu ….), nêu rõ số lượng sử dụng trong một tháng)
Stt Nhiên liệu Số lượng (kg/tháng)
1
2
  1. Công suất thiết kế: (sản phẩm/tháng).
  2. Sản lượng sản xuất trung bình/tháng trong kỳ báo cáo 06 tháng:
  3.  Nhu cầu sử dụng nước: (gồm nước máy (tính theo hóa đơn); nước ngầm, nước mặt (tính theo đồng hồ đo lưu lượng nước khai thác).
  4. Lưu lượng xả thải: (dựa vào đồng hồ đo lưu lượng xả thải hoặc doanh nghiệp tự lập sổ theo dõi định kỳ (ngày/tháng..).
  5. Biện pháp xử lý nước thải: (ghi rõ công nghệ xử lý, công suất đầu tư trạm xử lý nước thải).
  6. Nguồn phát sinh khí thải và biện pháp xử lý: (ghi rõ số cửa xả thải ra môi trường).
  7. Thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường: (Nguồn phát sinh, số lượng phát sinh và biện pháp xử lý).
  8. Quản lý chất thải nguy hại: (Nguồn phát sinh, số lượng phát sinh và biện pháp quản lý, xử lý).
  9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.
  10. Tên và địa chỉ liên hệ của cơ quan, đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: (Cung cấp thêm thông tin đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định).
  11. Về thông số phân tích:

A.Nước thải

– Vị trí lấy mẫu nước thải: (Là điểm xả thải cuối cùng trước khi thải ra môi trường bên ngoài hoặc điểm xả thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải)

– Thời điểm lấy mẫu: (ngày, giờ lấy mẫu)

– Số lượng mẫu: (Để đảm bảo tính chính xác và đại diện, nên lấy mẫu theo phương pháp tổ hợp, lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong 01 ca sản xuất).

– Kết quả: (Trình bày dạng bảng biểu, so sánh và đánh giá với Quy chuẩn Việt Nam tương ứng).

  1. Khí thải

– Vị trí ống khói xả thải: (bổ sung sơ đồ nhà máy, chấm điểm lấy mẫu ống khói);

– Thời điểm lấy mẫu: (ngày, giờ lấy mẫu)

– Kết quả: (Trình bày dạng bảng biểu, so sánh và đánh giá với Quy chuẩn Việt Nam tương ứng).

III.KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.

  1. Kiến nghị: (Nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện)
  2. Cam kết:

– Chủ cơ sở cam kết thường xuyên vận hành các công trình xử lý đảm bảo đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

– Chủ cơ sở cam kết số liệu báo cáo trên đây là đầy đủ và chính xác. Quá trình tự quan trắc giám sát của doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về chế độ tự quan trắc, giám sát.

Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu, cam kết thời gian và biện pháp khắc phục.

                                                                                      ………., ngày ……tháng……năm …..

                                                                                             Người có thẩm quyền ký

                                                                                     (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

 

 

PHỤ LỤC KÈM THEO:

  1. Phiếu kết quả phân tích môi trường (Bản chính hoặc sao công chứng);
  2. Hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại (Bản chính hoặc sao công chứng);
  3. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải, khí thải;
  4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của đơn vị tư ký hợp đồng lấy mẫu phân tích (Bản sao công chứng).

Với bài viết trên đây, Công ty TNHH MTV Môi trường LightHouse hy vọng đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích và lý do cùng cách thực hiện để bạn có mẫu  báo cáo giám sát môi trường định kỳ hiệu quả nhất.

Nếu bạn muốn có một mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LIGHTHOUSE

Hotline: 0987.229.115 (Mrs. An Trinh) – 0918.01.9001 (Mrs. Hoài Ân)

Email: antrinh1404@gmail.comvonguyenhoaian.mt@gmail.com

Địa chỉ: 1D Nguyễn Duy, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *